5 ứng dụng của RPA tự động hóa thông minh trong lĩnh vực bán lẻ

5 ứng dụng của RPA tự động hóa thông minh trong lĩnh vực bán lẻ

2022-03-27 10:30:07 237

Tự động hóa thông minh đang ngày càng được chú trọng bởi các nhà bán lẻ, đặc biệt là do những áp lực mà các nhà bán lẻ hiện đại thường gặp phải — chi phí lao động tăng cao; quản lý chuỗi cung ứng thương mại điện tử; kỳ vọng ngày càng tăng của khách hàng về trải nghiệm mua sắm. Hôm nay, chúng ta sẽ xem xét 5 ứng dụng của Tự động hóa quy trình kinh doanh trong lĩnhvực Bán lẻ — các doanh nghiệp thương mại đang triển khai tự động hóa như thế nào? Tự động hóa có thể làm gì cho bạn và bạn nên triển khai công nghệ nào để đạt được điều đó?

  1. Xử lý đổi trả hàng

Xử lý đổi trả hàng theo cách thủ công có thể là một công việc cực kỳ cồng kềnh và tốn thời gian. Tự động hóa có thể được áp dụng để xử lý các tình huống trả hàng dựa trên các quy tắc sẵn có, từ việc tiếp nhận dữ liệu đến việc đảo ngược thanh toán của khách hàng.

  1. Hỗ trợ khách hàng

Trong lĩnh vực bán lẻ ngày nay, sự hài lòng của khách hàng là quan trọng hơn bao giờ hết. Hơn 76% khách hàng mong đợi các công ty hiểu được những gì họ muốn và điều chỉnh dịch vụ của họ cho phù hợp. Sử dụng tự động hóa, doanh nghiệp có thể thường xuyên cập nhật cho khách hàng về đơn đặt hàng của họ trong thời gian thực; hỗ trợ 24/7 trên website; xử lý khiếu nại nhanh chóng,…

  1. Quản lý hàng tồn kho

Tự động hóa chu trình quản lý hàng tồn kho có thể mang đến nhiều lợi ích: theo dõi sát sao hàng tồn kho, tự động bổ sung kho, giao hàng tự động, cảnh báo sản phẩm sắp hết hạn,…; Không cần nhiều nhân lực; Giảm thiểu lỗi do sai sót của con người,…

  1. Cải tiến quy trình làm việc

Tự động hóa có thể được đưa vào hầu như bất kỳ quy trình quản lý hoặc nhân sự nào, ví dụ như: lập lịch trình làm việc, tính lương, tính KPI, đánh giá KPI,… Hàng trăm quy trình làm việc hàng ngày có thể được tự động hóa, giúp tiết kiệm thời gian và giải phóng nhân viên tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng hơn.

  1. Phân tích hành vi

Các doanh nghiệp bán lẻ phải nhanh chóng nắm bắt được các xu hướng và kỳ vọng của người tiêu dùng trên thị trường và tận dụng chúng. Ví dụ, trong Marketing, cần phải hiểu thị hiếu của từng phân khúc khách hàng để thực hiện quảng bá sản phẩm một cách phù hợp. Tuy nhiên việc thu thập và phân tích dữ liệu vốn rất tốn kém. Với tự động hóa, các nhà bán lẻ có thể thu thập dữ liệu một cách đơn giản hơn thông qua mỗi thao tác của khách hàng tương tác với hệ thống của doanh nghiệp.